[tintuc]Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.


Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

– Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
– Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cường độ bức xạ  mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chêng lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.
Trong đó:
+ Vùng Tây Bắc:
– Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
– Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
+ Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
– Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
– Tổng bức xạ trung bình cao nhất  ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Bản đồ bức xạ ở Việt Nam

+ Vùng Trung Bộ:
– Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ  5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
+ Vùng phía Nam:
– Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.
Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.
Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN
Vùng Giờ nắng trong năm Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) Ứng dụng
Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1Trung bình
Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7Rất tốt
Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9Rất tốt
Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6Tốt

Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.

Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.
Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.
Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của nước ta, (đơn vị: MJ/m2.ngày)





Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc

Tiềm năng điện năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả.[/tintuc]



[tintuc]Đó là một trong những nội dung đáng chú ý nằm trong “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam” mà Bộ Công thương vừa chính thức khởi động sáng nay (25.7).

Sáng nay (25.7), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam”.

Hỗ trợ khoảng 15% chi phí lắp đặt

Bà Phạm Thùy Dung, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết : Mục tiêu là đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, tương đương 1.000 MWp sẽ được lắp đặt và vận hành trên toàn quốc.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) : Việt Nam nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế, trong đó đặc biệt có dự án GET-FIT – “Chương trình phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam: hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà” do Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ với tổng mức nguồn vốn viện trợ không hoàn lại là 14,5 triệu euro. Đối tượng được tài trợ là các hộ gia đình có đủ điều kiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.

Cụ thể, các hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp. Theo khảo sát, trung bình mỗi hộ có đủ điều kiện lắp đặt khoảng 2 – tối đa 3 kWp, do đó mức hỗ trợ dự kiến cho mỗi hộ khoảng từ 6 – 9 triệu đồng, tương ứng khoảng khoảng 15% chi phí lắp đặt. Chương trình kéo dài từ 2019 – 2021.

Về cách thức hỗ trợ, Bộ Công thương sẽ triển khai tương tự chương trình hỗ trợ các hộ lắp đặt bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời đã triển khai trước đây. Theo đó, các đơn vị điện lực sẽ giám sát cụ thể. EVN sẽ thiết lập một hệ thống phần mềm, đảm bảo tất cả người dân, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, ký kết xong hợp đồng mua bán điện sẽ được xuất hóa đơn, thông qua đó nhận tiền hỗ trợ. Tất cả sẽ được công khai, minh bạch và áp dụng đối với tất cả các hộ dân, hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời áp mái” – ông Dũng thông tin.

Ngoài ra, các tổ chức, nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, USAID, Liên minh châu Âu cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam về các hoạt động kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng chính sách và tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ… để khuyến khích phát triển năng lượng sạch hiệu quả.

“Trám” lỗ hổng thiếu điện

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2019, tổng nguồn cung năng lượng điện phải có là 52.600 MW. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới đạt 48.800 MW, thiếu hụt khoảng 3.000 MW so với quy hoạch. Đến 2025, nhu cầu về nguồn điện theo quy hoạch phải đạt 89.000 MW, đến 2030 phải đạt mức 110.000 MW.

Tổng nhu cầu điện của toàn quốc giai đoạn 2019 – 2030 sẽ tiếp tục tăng cao. Dự kiến trong năm 2019, công suất phụ tải là 38.447 MW, năm 2025 lên tới 63.400 MW và đến 2030 lên tới khoảng 90.000 MW.

Với tốc độ nhu cầu tăng bình quân gần 10%/năm, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỉ kWh/năm, tương đương công suất nguồn cần thêm ít nhất 4.500 – 5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000 – 16.000 MW nếu là năng lượng tái tạo.

“Các con số nêu trên cho thấy, chúng ta đang mất cân đối về cung – cầu trong giai đoạn 2019 – 2025, đặc biệt là giai đoạn 2021 – 2023. Chúng ta đang huy động tất cả các nguồn nhiệt điện, thậm chí phải phát điện chạy dầu (rất đắt) nhưng cũng không đủ đáp ứng. Dự kiến phát điện dầu khoảng 1,7 tỉ kWh vào năm 2019 và đến 2020 là  5,2 tỉ kWh nhưng đến thời điểm này, do thủy văn kém, đã sử dụng tới 700.000 kWh và từ giờ đến cuối năm, EVN sẽ phải phát tăng lượng dầu lên thêm 1,8 tỉ kWh, tổng sản lượng huy động phải ở mức 3,5 tỉ kWh. Với bức tranh hiện nay, khả năng điện Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt khoảng 3,7 tỉ kWh vào năm 2021, tăng lên 10 tỉ vào năm 2022 và đến 2023, thiếu hụt khoảng 12 tỉ kWh” – đại diện EVN dự báo.

TS Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết trong bối cảnh nguồn thủy điện tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung gần như đã khai thác hết, các dự án nhiệt điện chậm tiến độ, hạn hán, thiếu nguồn nước tại nhiều khu vực, việc mở rộng nguồn cung điện từ năng lượng tái tạo, mà cụ thể là nhân rộng số lượng hệ thống điện mặt trời áp mái và vô cùng cấp bách.

“Chính phủ ngày càng nhận thức rõ vai trò của năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng trong duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở mức 6,5% tổng cơ cấu nguồn vào năm 2020 và 10,7% vào năm 2030; tiết kiệm năng lượng 10% trong tổng mức tiêu thụ điện vào năm 2020” – ông Kim nói[/tintuc]


[giaban]42.500.000[/giaban]
[motangan]BAO GỒM:
-06 tấm pin 340Wp, BH 10 năm, tuổi thọ 30 năm
-01 Thiết bị hòa lưới LCD 2Kw, bảo hành 2 năm.
-Hệ khung giá đỡ trên mái lắp ghép chuyên dụng.
-Hệ thống không sử dụng acquy lưu trữ.
-Hệ thống tạo ra 3052 Kwh/năm.
-Tiết kiệm cho khách hàng 9.156.000đ mỗi năm.
-Hoàn vốn chỉ trong vòng 4 năm.
-Thời gian sử dụng hệ thống lên đến 30 năm.
[/motangan]
[chitiet]Chi tiết sản phẩm xem tại: www.solartaynguyen.com[/chitiet]

may nuoc nong nang luong mat troi dak lak
[giaban]Liên Hệ[/giaban]
[motangan]Máy nước nóng năng lượng mặt trời
- Thân thiện với môi trường.
- Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối không cháy nổ, chập điện và tiết kiệm điện 100%
- Đạt tiêu chuẩn ISO, CE[/motangan]
[chitiet]Đặc Điểm MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯƠNG MẶT TRỜI 100 LÍT

- Chất lượng hàng đầu Việt Nam, sản xuất bằng vật liệu Inox 304 chính phẩm, trên dây chuyền tự động hóa.
- Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối khi sử dụng máy năng lượng mặt trời, các nguy cơ về cháy nổ hay chập điện được loại bỏ hoàn toàn và tiết kiệm điện 100%.
- Thân thiện với môi trường với việc sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên là ánh sáng mặt trời để làm nóng nguồn nước nên không tạo ra các chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Chính vì vậy Máy Nước Nóng Năng Lương Mặt Trời là sự lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu sử dụng nước nóng của các hộ gia đình, các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học …
- Sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn CE đựơc tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Châu Âu và Châu Á.

Thông Tin MÁY NƯỚC NÓNG NĂNG LƯƠNG MẶT TRỜI 100 LÍT

* Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của NHẬT BẢN
- Ống chân không thu nhiệt  chế tạo bằng thủy tinh Borum lớp phủ bề mặt hấp thụ nhiệt AIN-SS-CU Lõi mầu đỏ hấp thụ nhiệt nhanh hơn và tuổi thọ cao hơn so với các sản phẩm thông thường  nên có khả năng hấp thj nhiệt lên tới 98%.
- Ruột bình bảo ôn được làm bằng inox SUS 304 siêu bền hạn chế tối đa sự phá hủy vật liệu lên đến 98% đạt chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Lớp bảo ôn Polyurethane với công nghệ phun bằng máy phun áp lực cao, giữ được nhiệt tối đa từ 60h đến 72h
- Vỏ bình bảo ôn được làm bằng inox SUS 304 siêu bền or hợp kim nhôm chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt.
- Chân đế được thiết kế vững chắc bằng hộp inox 201 hoặc hợp kim nhôm sơn tĩnh điện dày 1.5mm siêu bền.
may nuoc nong nang luong mat troi dak lak

may nuoc nong nang luong mat troi dak lak

 [/chitiet]


[tintuc]Đây là một nội dung trong Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Theo Quyết định này, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án; thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất của dự án là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, đương đương 9,35 Uscents/kWh. Giá bán điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Giá điện này chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang điện (Solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.


Các dự án trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá theo quy định.
Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2017 – 30/6/2019.[/tintuc]


[giaban]25.500.000[/giaban]
[motangan]BAO GỒM:
-06 tấm pin 160Wp, BH 10 năm, tuổi thọ 30 năm
-01 Thiết bị hòa lưới LCD 1Kw, bảo hành 2 năm.
-Hệ khung giá đỡ trên mái lắp ghép chuyên dụng.
-Hệ thống không sử dụng acquy lưu trữ.
-Hệ thống tạo ra 1650 Kwh/năm.
-Tiết kiệm cho khách hàng 4.500.000đ mỗi năm.
-Hoàn vốn chỉ trong vòng 5 năm.
-Thời gian sử dụng hệ thống lên đến 30 năm.
[/motangan]
[chitiet]Chi tiết sản phẩm xem tại: www.solartaynguyen.com[/chitiet]


[tintuc]Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình từ 4,5 - 5,5 kWh/m2/ngày. Nhằm đẩy mạnh khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu phát triển điện mặt trời tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến 2030, cụ thể: tăng công suất lắp đặt điện mặt trời lên khoảng 850 MW vào năm 2020; khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW vào năm 2030.
Để đạt được các mục tiêu này, ngày 11 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định số 11). Thực hiện Quyết định số 11, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư 16/2017/TT-BCT hướng dẫn chi tiết các quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Thông tư 16/2017/TT-BCT ban hành ngày 12/9/2017 gồm 5 Chương, 22 Điều, quy định cụ thể về: (i) quy hoạch và phát triển dự án điện mặt trời; (ii) giá bán điện của các dự án điện mặt trời nối lưới và dự án điện mặt trời mái nhà; (iii) hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (nối lưới và mái nhà); (iv) trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư gồm: (i) Nội dung đề án Quy hoạch phát triển điện mặt trời cấp tỉnh; (ii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dung cho các dự án điện mặt trời nối lưới; (iii) Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà.
Thông tư quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 Uscents/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VNĐ/USD). Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước 30 tháng 6 năm 2019 theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm. Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng (net-metering) sử dụng hệ thống công tơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá nêu trên. Bên cạnh đó, dự án điện mặt trời còn được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất v..v.. theo quy định hiện hành.
Việc ban hành Thông tư giúp minh bạch hóa thủ tục đầu tư phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời, bổ sung công suất cho hệ thống điện, từng bước tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chi tiết, xem tại đây.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2017.[/tintuc]